Hậu quả Thống_nhất_Ả_Rập_Xê_Út

Sáp nhập Asir

Asir, Hejaz, và Nejd

Khu vực Asir nay là miền nam Ả Rập Xê Út nằm dưới quyền cai trị của Ottoman từ năm 1871 cho đến khi bùng phát Chiến tranh thế giới thứ nhất. Emir Hasan ibn Ali Al Aid tại một thời điểm đã "trở nên gần như độc lập" và nỗ lực cai trị từ Abha. Tuy nhiên, một cuộc đấu tranh xảy ra giữa quân của ông và quân của Muhammad ibn Ali al-Idrisi, và người sau đã lập ra Tiểu vương quốc Idrisi đoản mệnh dưới quyền giám hộ của Nhà Saud.[28] Tiểu vương quốc này bị Nhà Saud sáp nhập sau một hiệp định vào năm 1930, theo đó lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Ibn Saud khi emir qua đời.[26] Tiểu vương quốc này cuối cùng hợp nhất vào Vương quốc Ả Rập Xê Út vào năm 1934.

Chiến tranh Saud–Yemen

Do Ottoman tan rã, một nhà nước của giáo phái Zaidiyyah được hình thành tại Yemen dưới quyền Imam Muhammad bin Yahya Hamid ad-Din và các hậu duệ của người này. Người Yemen yêu sách một phần của Asir và bắt đầu giao chiến với Nhà Saud vào năm 1933. Tạp chí Foreign Affairs của Hoa Kỳ vào năm 1934 có đăng lời của sử gia Hans Kohn, "Một số nhà quan sát châu Âu muốn giải thích cuộc xung đột vũ trang này là cuộc xung đột giữa chính sách của Anh và Ý trên bán đảo Ả Rập." Bất chấp quan hệ của Anh với Ả Rập Xê Út và quan hệ của Ý với Yemen, ông kết luận rằng "kình địch giữa hai nhà lãnh đạo không hề có nguyên nhân hoặc được khuyến khích từ kình địch giữa hai nhà nước châu Âu."[29] Tuy nhiên, vào năm 1998, Alexei Vassiliev viết rằng, "imam được cả người Ý xúi giục vì họ đề xuất hỗ trợ nhằm tăng ảnh hưởng của mình tại Yemen, và cũng từ người Anh vì họ muốn làm giảm chú ý của Imam Yahya khỏi lãnh thổ bảo hộ của họ tại Aden."[30] Quân Saud phản công, tiến đến thành phố cảng Al Hudaydah của Yemen trước khi ký kết một "hiệp định về tình hữu nghị Hồi giáo và tình huynh đệ Ả Rập" tại Ta'if, được công bố đồng thời tại Mecca, Sanaa, Damascus, và Cairo để nêu bật tính liên Ả Rập của nó.[31][32]

Hiệp định có ghi rằng "các quốc gia này là một và đồng ý cân nhắc đến lợi ích của nhau", Kohn viết rằng, "chính sách ngoại giao của cả hai vương quốc sẽ được đưa ra phù hợp và hài hoà với nhau do đó hai quốc gia sẽ hành động như một trong chính sách đối ngoại. Trong thực tế, nó có nghĩa là Ibn Saud bảo hộ đối với Yemen do là đối tác mạnh hơn và có uy thế hơn nhiều."[32] Quan hệ giữa hai bên duy trì mật thiết cho đến khi nội chiến bùng phát tại Yemen trong thập niên 1960, khi đó quốc gia này là chiến trường giữa các giá trị bảo thủ và các giá trị của nhà cách mạng Ai Cập Gamal Abdel Nasser.[33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thống_nhất_Ả_Rập_Xê_Út http://faculty.uca.edu/markm/tpi_narrative_middlee... //dx.doi.org/10.1080%2F1353019042000203412 //dx.doi.org/10.2307%2F20030644 http://www.kingsaud.org/history/article/upbringing... http://ipac.kacst.edu.sa/eDoc/eBook/377.pdf http://etheses.whiterose.ac.uk/529/1/uk_bl_ethos_4... https://books.google.com/books?id=51Bb8Ix7xw8C&pg=... https://books.google.com/books?id=AwweY4yYSMIC&pg=... https://books.google.com/books?id=R0NH1CbXf24C&pg=... https://books.google.com/books?id=WjQfo3a1eVMC&pg=...